Your cart is currently empty!
Rừng trúc Mồ Dề là điểm đến quen thuộc của du khách, với nhiều góc chụp ảnh “như trong phim kiếm hiệp”.
Nằm ở xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, cách trung tâm thị trấn khoảng 3,5 km, rừng trúc Mồ Dề là điểm tham quan được nhiều du khách chọn kết hợp khi đến Mù Cang Chải ngắm mùa vàng.
Theo hướng dẫn viên địa phương Mùa A Giàng, rừng trúc có tuổi đời khoảng 80 năm. Ban đầu trúc tại đây được trồng để làm nhà, rào đường, làm máng nước. Hiện rừng được mở rộng, phát triển thành điểm du lịch, với diện tích khoảng 3 ha.
Có hai đường từ trung tâm thị trấn tới rừng trúc Mồ Dề. Đường không dễ đi vì nhỏ, dốc và cao. “Nếu du khách không có kinh nhiệm, tay lái yếu, nên thuê xe ôm ở địa phương để đảm bảo an toàn”, A Giàng nói.
Giá xe ôm từ trung tâm từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng một người khứ hồi. Vé vào cửa rừng trúc là 20.000 đồng.
Để vào rừng, du khách sẽ đi qua một con đường nhỏ, sau đó lần theo các bậc thang để đi xuống (ảnh). Đường đất, lối lên hoang sơ, mang đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Trúc trong rừng cao, trồng sát nhau, khi ngước nhìn lên ngọn cây, du khách sẽ thấy một khung cảnh huyền bí. Không khí trong rừng trong lành và yên tĩnh, nghe rõ tiếng chim hót.
Đường đi trong rừng dốc nhẹ, có một vài đoạn bằng phẳng, các khu vực có đường mòn kết nối để di chuyển. Những nơi bằng phẳng được du khách chọn để tạo dáng chụp ảnh.
Mương nước róc rách trong rừng tạo nên khung cảnh trữ tình. Nhiều đoạn sẽ có những cây cầu bắc qua.
Nhiều tiểu cảnh được dựng thêm trong rừng như các xích đu, mô hình trái tim, cây khèn Mông truyền thống hay các mô hình Mặt Trăng, tổ chim, bộ bàn ghế bằng trúc.
Trên ảnh là một trong những vị trí chụp ảnh được nhiều du khách yêu thích.
Đi trong rừng, đôi khi du khách sẽ bắt gặp những cây nấm lạ. “Thường nấm sẽ có màu sắc sặc sỡ như đỏ hay vàng và đa phần là nấm độc, không nên chạm vào”, A Giàng cho hay.
Ngay cửa rừng trúc là căn nhà cho du khách nghỉ ngơi, uống nước và thuê trang phục.
Giá thuê trang phục từ 50.000 đồng đến 80.000 đồng một bộ, một lần. Ở đây có các trang phục kiếm hiệp, trang phục Mông và đạo cụ để chụp ảnh.
“Trang phục dành cho nam không nhiều, chủ yếu là nữ. Có phòng thay đồ với đèn và gương đầy đủ”, A Giàng nói thêm.
Du khách thường dành 30 phút đến một tiếng trải nghiệm. “Cảnh khu rừng như trong phim”, một du khách đến từ Hà Nội nhận xét.
Du khách nên đến rừng trúc vào buổi sáng hoặc buổi chiều, có nắng để đón được những tia nắng xiên len lỏi trong rừng, tạo nên khung cảnh huyền ảo. Không nên đến vào trời mưa.
“Đường đi khó nhưng tới nơi trải nghiệm khá tuyệt”, nữ du khách Hà Nội cho biết.
Tâm Anh – Vnexpress
Vượt qua những khúc quanh co đèo dốc ở Thung Khe, Thung Nhuối… bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trùng điệp của núi non và cỏ cây trên đường đến Mai Châu, Hòa Bình. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 140 km, Mai Châu chinh phục du khách với những “mùa thơm nếp xôi”…
Hòa Bình nằm cách Hà Nội khoảng 80-140 km tùy điểm đến, và là cửa ngõ vùng Tây Bắc. Nơi đây gây ấn tượng với du khách bởi thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và bản sắc văn hóa người dân tộc H’Mông, Mường, Dao, Thái… Những năm gần…
Rễ xáo tam phân ngâm rượu giúp kích thích lưu thông khí huyết, cải thiện tiêu hóa
Cây cối giữ một vai trò quan trọng trong thuật phong thuỷ vì chúng đem sức sống vào trong nhà và giúp giữ không khí trong lành. Tuỳ vào hình dáng mà từng loại cây tạo ra năng lượng khác nhau. Cây vươn cao, lá nhọn mang tính dương và có lợi cho khu vực…
Để có những hiểu biết trọn vẹn về các con số trong Ma phương, chúng ta cần biết theo quan niệm phong thuỷ, cuộc đời con người được vận vào cơ cấu này như thế nào. Mỗi người được cấp phát 1 con số “huyền bí” (gọi ngắn là Quái số vì chúng được quy…
Cà phê vùi cát nóng ở Thổ Nhĩ Kỳ
Leave a Reply