Your cart is currently empty!
Hố sụt 2 nằm ở vị trí nằm cách hố sụt 1 khoảng 1km. Theo thông số đo của nhóm thám hiểm hang động Anh-Việt, hố sụt thứ hai của Sơn Đoòng (Doline 2) có độ sâu tính từ miệng hố tới đáy hang là 252m, nơi có cánh rừng nguyên sinh nằm sâu bên dưới hố sụt và ngay trong lòng hang. Các nhà thám hiểm rất ngạc nhiên khi tiếp cận khu rừng này trong quá trình thám hiểm năm 2009, họ cứ ngỡ rằng đây là cửa ra của hang, tuy nhiên khi khảo sát toàn bộ khu rừng thì họ nhận ra rằng họ vẫn đang ở bên trong lòng hang.
Hố sụt thứ hai của Sơn Đoòng hay được gọi là Garden of Edam “Vườn Địa Đàng”. Sự hình thành của hố sụt 2 cho phép ánh sáng len lỏi vào trong hang tạo nên một thảm thực vật rất tươi tốt cùng một khu rừng nguyên sinh nhỏ; một hệ sinh thái đặc hữu đã có thể tồn tại trong Hang Sơn Đoòng nhờ ánh sáng mặt trời.
Lý do có tên gọi Garden of Edam là vì trong một chuyến khảo sát và đo vẽ Hang Sơn Đoòng năm 2009, các thành viên trong đoàn thám hiểm được chia theo nhóm 2 người để thực hiện khảo sát và đo vẽ hang bằng thiết bị laze. Chuyên gia thám hiểm Helen Brooke và Adam Spillane được phân công khảo sát khu vực quanh Hố Sụt 2 và khu rừng bên trong. Có hai luồng thông tin về nguồn gốc của tên Garden of Edam. Khi bước chân đến đây họ cứ ngỡ như là một khu vườn cổ tích, họ muốn đặt tên khu rừng là vườn địa đàng (Garden of Eden) nhưng để không bị hiểu lầm cách sử dụng tên trong tôn giáo nên họ đổi thành “Garden of Edam”.
Hố sụt 2 của Sơn Đoòng có chiều cao lên đến hơn 250 mét, rộng khoảng 175 mét, ánh sáng chiếu vào đủ để cả một khu rừng được hình thành trong chính lòng hang Sơn Đoòng. Có đủ ánh nắng từ bên ngoài chiếu vào cùng với lượng phân bón từ phân dơi cách đây vài trăm năm là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho rừng cây và nhiều thảm thực vật phát triển. Do đặc thù của cánh rừng nằm sâu dưới lòng đất do đó các loài cây cổ thụ thường có thân nhỏ nhưng rất cao, có những cây cao lên đến 40-50m trong khi đường kính thân cây nhỏ hơn nhiều so với dự kiến. Loài cây cần vươn cao để lấy đủ ánh năng cho việc phát triển. Từ hố sụt 2 – Vườn địa đàng đi dần vào bên trong hang là những nơi tiếp nhận ít ánh nắng mặt trời hơn, do đó chỉ có các loại rêu và cây dương xỉ phát triển ở khu vực này.
Tại đây có lượng hơi nước ẩm lạnh thổi ra từ trong hang do đó bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những làn sương phủ kín lối đi từ bên trong hang ra tới cánh rừng. Lối đi trở nên mờ ảo dưới làn sương và thứ duy nhất bạn có thể nhìn thấy rõ ràng là những ánh đèn đội đầu của nhóm nhân viên phục vụ đoàn đang di chuyển từ trong hang lên dốc để đi vào hố sụt 2 – Vườn địa đàng. Khung cảnh trở nên độc đáo, huyền ảo hơn khi các làn sương thoát ẩn thoắt hiện làm cho khu rừng lúc đầy kín sương mù, lúc thì trong veo với những cây thân gỗ cao vút.
Bên cạnh sự đa dạng về thực vật, ở Hố sụt 2 – Vườn địa đàng cũng có một số loài động vật ghé thăm, tiêu biểu như: sóc bay, rắn; thỉnh thoảng có đàn khỉ xuống tìm thức ăn và nhiều loài khác sống phân bổ trong các vùng điều kiện khác nhau ở giữa khu rừng và rìa vòm hang. Kỳ lạ là có một loài chim thường bay quanh hố sụt và bên trong hang động vào lúc sáng sớm, nếu bạn may mắn mới có thể nghe được tiếng vỗ cánh rất lớn của loài chim này, theo sự phỏng đoán của các chuyên gia hang động thì nó có thể là cú mèo (hoặc Eagle Owl).
Bãi trại Hố Sụt 2 là nơi đón nhiều ánh sáng nhất từ bên ngoài rọi vào. Khu cắm trại nằm ngay bãi cát rìa vòm hang do đó vẫn bảo đảm khô ráo vào những ngày mưa. Từ bãi trại này, bạn có thể vừa uống cafe vừa ngắm bầu trời đầy sao phía trên hố sụt 2 vào những đêm ít mây, hay ngắm những tầng mây lững lờ trong Vườn Địa Đàng vào sáng sớm. Bạn cũng có thể ngắm những dòng thác nước từ vòm hang chảy xuống vào những ngày mưa lớn, chúng tạo nên một khung cảnh cực kỳ tráng lệ trong lòng hang.
Các chuyên gia thám hiểm hang động nói rằng, họ từng nghe tiếng động của một loài sinh vật rất lớn, có sải cánh lên đến 3-4m bay vào bên trong hang, sau đó khoảng 3-4 giờ sáng lại bay ra khỏi hang. Với khung cảnh là cánh rừng nguyên sinh ở trong lòng đất cùng với hệ thống khí hậu riêng so với bên ngoài. Bãi cắm trại nơi đây được xem là bãi cắm trại đẹp nhất thế giới.
The Oxalis Experience.
Trong khi các loại khoai tây thông thường đều bị chán ghét một cách sai lầm, những củ khoai lang sặc sỡ, sáng sủa hơn lại nhận được chút hoan nghênh mà nó xứng đáng. Tuy nhiên, giống như những loại thực phẩm thay đổi cuộc sống xuất hiện trong cuốn sách này, nó xứng…
Từ một thôn bản hẻo lánh, xóm Mừng từng bước xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng, thu hút khách với những ngọn đồi tràn ngập hoa. Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, khí hậu mát mẻ vào mùa hè. Đặc biệt,…
Hòa Bình – Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là “viên ngọc thô” của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên…
Vượt qua những khúc quanh co đèo dốc ở Thung Khe, Thung Nhuối… bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trùng điệp của núi non và cỏ cây trên đường đến Mai Châu, Hòa Bình. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 140 km, Mai Châu chinh phục du khách với những “mùa thơm nếp xôi”…
Hòa Bình nằm cách Hà Nội khoảng 80-140 km tùy điểm đến, và là cửa ngõ vùng Tây Bắc. Nơi đây gây ấn tượng với du khách bởi thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và bản sắc văn hóa người dân tộc H’Mông, Mường, Dao, Thái… Những năm gần…
Để có những hiểu biết trọn vẹn về các con số trong Ma phương, chúng ta cần biết theo quan niệm phong thuỷ, cuộc đời con người được vận vào cơ cấu này như thế nào. Mỗi người được cấp phát 1 con số “huyền bí” (gọi ngắn là Quái số vì chúng được quy…
Leave a Reply