Your cart is currently empty!
Sơn Đoòng là hang động lớn nhất hành tinh và cũng là hang động hùng vĩ nhất tại Việt Nam. Hang Sơn Đoòng được Hồ Khanh – một thợ rừng người Phong Nha, Quảng Bình phát hiện ra cửa hang vào năm 1990 và đến năm 2009 thì được nhóm thám hiểm hang động Anh-Việt (The British Vietnam Caving Expedition Team) do ông Howard Limbert dẫn đầu vào thám hiểm, khảo sát và đo vẽ. Hang Sơn Đoòng được nhóm thám hiểm cùng với tạp chí National Geographic công bố là hang động đá vôi tự nhiên lớn nhất thế giới năm 2009. Năm 2013, Hang Sơn Đoòng được tổ chức kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Theo truyền thống của các nhà thám hiểm hang động thì người phát hiện hang sẽ được quyền đặt tên cho hang động mình tìm ra. Sau cuộc thám hiểm kết thúc vào tháng 4/2009 thì ông Hồ Khanh được đề nghị đặt tên cho hang, nhiều người gợi ý rằng nên lấy tên Hồ Khanh để đặt cho hang động khổng lồ này để ghi danh người phát hiện ra nó. Tuy nhiên, Hồ Khanh cùng các thành viên đoàn thám hiểm bàn bạc và đặt tên hang là Hang Sơn Đoòng (Là kết hợp của 2 từ: Sơn là núi, Đoòng là tên của thung lũng nơi có suối Rào Thương chảy qua, hay còn có ý nghĩa là hang trong núi (đá vôi), và có sông ngầm chảy qua)
Hang Sơn Đoòng có tổng chiều dài gần 9km, vòm hang rộng lớn, với thể tích lên đến 38.5 triệu mét khối đã khiến cho hang động này trở thành hang động tự nhiên lớn nhất hành tinh. Thể tích Hang Sơn Đoòng lớn hơn 5 lần so với Hang Deer ở Malaysia được cho là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới (trước thời điểm Hang Sơn Đoòng được phát hiện) với thể tích là 9.5 triệu m3. Tuy nhiên điều khiến cho Sơn Đoòng trở nên đặc biệt và được thế giới chú ý là từ thế giới độc đáo bên trong bên trong hang: chứa nhiều thạch nhũ với kích thước khổng lồ (cao hơn 80m), chứa cả rừng cây nguyên sinh đang phát triển ở trong lòng hang, chứa hệ sinh thái, thời tiết riêng hay dòng sông ngầm bất tận mà chưa 1 nhà thám hiểm nào khám phá hết.
Nhiều du khách khi bước vào hang thì cho rằng Hang Sơn Đoòng giống như một thế giới khác, còn MC Ginger Zee của chương trình Good Morning America của đài ABC News đã thốt lên rằng cảnh sắc trong hang giống như trong phim Avatar. Dưới đây là những điểm nổi bật bên cạnh rất nhiều điều độc đáo chỉ có bên trong Hang Sơn Đoòng.
Đây là khoang có lòng hang rộng nhất của Sơn Đoòng, từ vị trí bắt đầu của hành lang Hand of Dog thì bạn có thể nhìn thấy ánh sáng từ hố sụt 1 với khoảng cách là 1,5km. Ở đây các chuyên gia hang động có ước tính có thể chứa được 1 toà nhà chọc trời hơn 40 tầng, khoang hang có thể đủ lớn cho một chiếc máy bay Boeing 747 bay qua. Khu vực này cũng là nơi có cột thạch nhũ cao nhất thế giới với chiều cao là hơn 80m. Bạn có thể xem thêm về nhánh hang Hope and Vision tại đây.
Bên trong hang động lớn nhất thế giới có dòng sông ngầm chảy từ Hang Én và Hang Khe Ry (hang có nguồn nước từ Lào). Từ cửa hang, trước khi tiến vào khu vực Hand of Dog thì phải băng qua 2 lần suối ở độ sâu chừng ngang đầu gối. Khi mực nước dâng cao hơn thì có lối đi ở trên cao bằng thang. Khi con suối chảy vào trong hang thì tạo và nhiều thác nước độ cao từ 5-10m, các thác nước tạo ra tiếng vang cả vòm hang đồng thời tạo ra nhiều hơi nước và những đám sương mù thỉnh thoảng phủ kín cả vòm hang. Dòng sông ngầm này biến mất ở gần hố sụt 1 và cách cửa hang chừng 4,5km. Bạn có thể tìm hiểu thêm về dòng sông ngầm bên trong Hang Sơn Đoòng ở đây.
Nằm ngay sát bên dòng sông ngầm ở độ sâu 40m bên dưới khu cắm trại Hố Sụt 1. Hành lang hoá thạch là nơi những tảng đá vôi còn in dấu những con ốc, sò, bộ xương cá, các loại san hô đã hoá thạch từ nhiều trăm triệu năm về trước. Đây cũng là khu vực có hồ nước ngầm có nhiệt độ ở khoảng từ 16 đến 17 độ c, nơi du khách có thể mặc áo phao và dùng đèn đội đầu để bơi lội và thư giãn sau một ngày trekking vất vả từ Hang Én. Hầu hết du khách đều cho rằng bơi ở hồ nước ngầm có nhiệt độ 16 -18 độ C là một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua khi thám hiểm hang động lớn nhất thế giới. Bạn có thể đọc thêm về Hành lang hóa thạch tại đây.
Đây là khu vực có vòm hang bị sập xuống tạo thành một khu vực giếng trời thông ra bên ngoài. Với độ cao ở điểm thấp nhất là 450m tính từng miệng hố sụt xuống đáy hang. Đây cũng là vị trí mà dòng sông ngầm biến mất.
Vào những ngày nắng, khu vực hố sụt đón một lượng tia nắng chiếu vào bên trong hang từ khoảng 11 giờ sáng đến gần 13 giờ chiều, đặt biệt từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm thì tia nắng chiếu sâu vào bên trong lòng hang làm sáng rực cả vòm hang rộng lớn. Tia nắng cùng với làn sương mù được tạo ra từ thác nước tạo nên cảnh tượng huyền ảo độc đáo mà không nơi nào có.
Hình ảnh tuyệt đẹp tại Hố Sụt 1 này của Hang Sơn Đoòng đã được Google Doodle tôn vinh trên trang chủ tìm kiếm của mình. Nhiều người cho rằng khu vực này giống như một hành tinh khác, người thì cho rằng nó giống như trong phim Avatar. Mời bạn tìm hiểu thêm về Hố Sụt 1- Vọng khủng long tại đây.
Hố sụt 2 nằm cách Hố Sụt 1 khoảng 1km, nơi có cánh rừng nguyên sinh nằm sâu 200m bên trong lòng hang và bên dưới các dãy núi đá vôi. Khi ra khỏi khu vực Hố Sụt 1 thì bạn sẽ thấy một dốc đất từ bên trong lòng hang tiến về phía khu rừng, đây là khu vực có ánh sáng từ hố sụt chiếu vào do đó có nhiều loài cây dương xỉ mọc dọc lối đi làm cho lối đi trông như con đường đi vào một khu vườn cổ tích. Khu rừng có nhiều cây cổ thụ cao vút, bạn phải đi bộ hơn 30 phút mới băng qua hết khu rừng này để vào khu vực cắm trại Hố Sụt 2. Mời bạn tìm hiểu thêm về Hố Sụt 2 – Garden of Edam tại đây.
Là những viên đá can-xi được hình thành từ những giọt nước mang can-xi từ trần hang nhỏ xuống các vỉa can-xi bên dưới lòng hang. Ngọc hang động có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Có rất nhiều khu vực bên trong hang có sự hình thành của ngọc hang động, kích thước của chúng rất đa dạng, từ nhỏ như những hạt đậu cho đến to như quả bóng chày. Các viên ngọc hang động được xếp một cách tự nhiên bên trong các vỉa can-xi và chúng trông rất đẹp mắt khi chiếu đèn lên, đặc biệt là vào những ngày có nước mưa nhỏ xuống thì những viên ngọc hang động này trông lấp lánh dưới ánh đèn pin. Những viên ngọc hang động này chỉ là những viên can-xi bình thường không có giá trị và chúng sẽ biến sắc và trở nên xấu xí khi mang ra bên ngoài trời dưới ánh nắng trực tiếp. Mời bạn tìm hiểu thêm về Ngọc hang động tại đây.
Là hồ nước bên dưới bức tường Việt Nam, có chiều dài hơn 600m. Khi đoàn thám hiểm hang động tiếp cận khu vực này thì toàn bộ nước trong hồ đã rút hết để lại một lối đi đầy bùn lầy sâu lên đến ngang hông. Các thành viên đoàn thám hiểm phải rất vất vả để vượt qua lối đi 600m đầy bùn lầy này. Họ đã liên tưởng đến bộ phim cùng tên của trận chiến Passchendaele trong thế chiến thứ I, đoàn thám hiểm hang động đã quyết định dùng tên Passchendaele để đặt cho lối đi dài và vất vả này. Tuy nhiên trong nhiều tháng khác của năm hoặc khi mưa nhiều thì nước sẽ dâng lên đầy dòng suối cạn tạo thành 1 hồ nước rộng lớn với độ dài 600m màu xanh ngọc bích rất đẹp mắt. Trong những tháng hồ đầy nước thì khách du lịch sẽ dùng bè và thuyền để di chuyển qua khu vực lối Passchendaele này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Hành lang Passchendaele tại đây.
Tháng 4 năm 2009, sau gần 10 ngày khảo sát và đo vẽ thì đoàn thám hiểm bắt gặp một khối thạch nhũ lớn chặn hết tất cả lối đi, do sự hùng vĩ và độ cao dường như bất tận của khối thạch nhũ này, các chuyên gia thám hiểm đã không thể lường trước và các loại thiết bị mang theo không đủ để có thể chinh phục được.. Tất cả các thành viên buộc phải quay lại lối cũ để quay về, ngay thời điểm họ quay ra khỏi hang thì những hình ảnh chụp được bên trong hang cùng với thông số đo được, đoàn thám hiểm cùng với tạp chí National Geographic công bố Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Tại thời điểm này chưa ai biết phía sau khối đá lớn đó là gì và bao xa, nhóm thám hiểm quyết định đặt tên cho khối đá là “The Great Wall of Vietnam” Bức Tường Việt Nam để thể hiện sự hùng vĩ của nó.
Hành trình tìm ra Sơn Đoòng – hang động tự nhiên lớn nhất thế giới bắt nguồn từ một người đàn ông người địa phương tên Hồ Khanh, ông sinh ra và lớn lên ở xã Sơn Trạch (nay là Thị trấn Phong Nha), huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Từ khi còn là thiếu niên, Hồ Khanh đã trở thành một trong những sơn tràng như cách gọi của người địa phương trong vùng, thường trải qua những chuyến đi nhiều tuần vào sâu trong những khu rừng của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng để bẫy thú rừng và khai thác gỗ với thu nhập rất ít ỏi.
Vào năm 1990, trong một chuyến vào rừng đi tìm trầm hương như thường lệ, ông Khanh gặp một cơn giông đột ngột và phải đi tìm chỗ để trú mưa, lúc đó ông tình cờ phát hiện ra một vòm hang đá nhỏ lấp ló sau vách núi đá. Khi đến gần, Hồ Khanh thấy những đám sương mù dày đặc thổi ra từ cửa hang nhỏ và từ đó có thể nghe thấy âm thanh của một dòng suối chảy xiết từ trong hang vọng trở ra. Khi cảm nhận được luồng gió lạnh từ trong hang thổi ra, Hồ Khanh quyết định quay lại mà không kiểm tra gì thêm. Sau khi trở về nhà, Hồ Khanh quên mất vị trí chính xác của cửa hang và hoàn toàn không quan tâm gì thêm vì cho rằng hang động cũng không có ích lợi gì cho mình, nó không làm cho bản thân hay gia đình hết đói được. Lâu dần, ông cũng quên bằng nó đi.
Năm 2007, ông Howard Limbert và bà Deb Limbert – hai thành viên dẫn đầu Đội thám hiểm hang động Anh – Việt đến Phong Nha và tiến hành các cuộc tìm kiếm, khảo sát hang động trong vùng. Dựa vào sự phân tích địa hình núi đá vôi, hệ thống sông suối và các vết đứt gãy địa hình, ông Howard dự đoán có 1 hang động rất lớn sau khu vực Hang Én nhưng không biết vị trí chính xác của hang ở đâu. Một lần trò chuyện với Howard, ông Hồ Khanh tình cờ nhắc đến cửa hang mà ông vô tình nhìn thấy với những luồng gió mạnh, sương mù dày đặc cùng với những âm thanh vọng ra từ trong hang. Howard và Deb rất phấn khích và thúc giục Hồ Khanh cố gắng nhớ lại vị trí, đường đi đến khu vực có cửa hang này tọa lạc.
Thấy được sự tâm huyết của ông Howard Limbert và công sự, ông Hồ Khanh vẫn miệt mài tìm kiếm cửa hang bí ẩn trong nhiều năm sau đó. Vào năm 2008, trong một chuyến đi săn khác Hồ Khanh may mắn tìm lại được vị trí cửa hang tưởng chừng đã bị lãng quên. Ông cẩn trọng ghi nhớ vị trí cửa hang bằng cách định hướng bằng các ngọn núi đồng thời ghi nhớ lại đường đi trong đầu rồi trở về tìm cách liên lạc với đội thám hiểm.
Ngày 07 tháng 04 năm 2009, ông Howard Limbert đã thành lập đoàn thám hiểm phối hợp với trường đại học Khoa học Tự nhiên thuộc đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện chuyến thám hiểm khảo sát hang, thời điểm hang chưa được đặt tên. Người đầu tiên bước chân vào bên trong hang là ông Peter MacNab, một thành viên của đoàn thám hiểm hang động Anh – Việt. Đây cũng là lần đầu tiên Hồ Khanh vào bên trong hang vì trước đây không có thiết bị an toàn. Trong lần thám hiểm này cùng với các kết quả đo vẽ bằng thiết bị laze thì các nhà thám hiểm lúc đó xác định đây là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hồ Khanh cùng các thành viên đoàn thám hiểm bàn bạc và đặt tên hang là Sơn Đoòng (Là kết hợp của 2 từ: Sơn là núi, Đoòng là tên của thung lũng nơi có suối Rào Thương chảy qua Bản Đoòng, nơi sinh sống của người Bru Vân Kiều từ năm 1992). Cùng với sức mạnh truyền thông trong nước và trên thế giới, Việt Nam và nhóm chuyên gia hang động đã chính thức giới thiệu hang Sơn Đoòng đến thế giới. Những gì công bố sau đó về hang động lớn nhất thế giới, kích thước, hệ sinh thái độc đáo của hang Sơn Đoòng đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc.
Năm 2008, sau khi nhận được thư của Hồ Khanh về việc đã tìm ra cửa hang, nơi có luồng hơi lạnh kèm sương mù thổi từ miệng hang ra bên ngoài mà ông kể với Howard Limbert năm 2005. Với những đặc điểm mô tả của Hồ Khanh thì Howard Limbert nhận định đây sẽ là hang động rất lớn, nơi có dòng sông ngầm biến mất mà ông củng các đồng nghiệp tìm từ năm 1994 khi khảo sát Hang Én.
Tháng 4/2009 – Howard Limbert cùng các thành viên Helen Brooke, Peter MacNab, Jonathan Sims, Adam Spillane, Trevor Wailes, Deb Limbert, Sweeney và một số giảng viên của đại học khoa học tự nhiên, thuộc đại học Quốc gia Hà Nội. Với sự dẫn đường của Hồ Khanh, đoàn đã thực hiện khảo sát Hang Sơn Đoòng, tuy nhiên đoàn thám hiểm buộc phải dừng lại ở một bức tường đá rất lớn. Khi đó đoàn thám hiểm không có dụng cụ chuyên dụng để vượt qua bức tường đá này buộc họ phải quay ra đường cũ. Tuy nhiên với số liệu so vẽ được, ông Howard Limbert cùng với tạp chí National Geographic công bố là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Tháng 3/2010 – Howard Limbert cùng đoàn thám hiểm quay trở lại và mang theo các thiết bị chuyên dụng để vượt qua bức tường lớn. Đi cùng đoàn có các nhà khoa học và nhóm làm phim của hãng truyền hình National Geographic TV để quay lại quá trình khám phá Hang Sơn Đoòng cũng như quá trình vượt qua bức tường lớn – sau này được gọi là Bức tường Việt Nam. Khi vượt qua bức tường Việt Nam thì đoàn đi tiếp 600m nữa là ra tới cửa hang, cuộc thám hiểm hoàn tất và đoàn thám hiểm xác định độ lớn của hang là 38.5 triệu m3 – lớn hơn 5 lần so với hang Deer thuộc vườn quốc gia Gunung Mulu National Park, Sarawak của Malaysia được cho là hang động lớn nhất thời điểm đó với thể tích là 9.5 triệu m3. Các số liệu đo đạc và phương pháp đo đã được nhiều nhà địa chất nổi tiếng thế giới thừa nhận trong đó có Tiến sĩ Tony Waltham. Sơn Đoòng được National Geographic TV công bố và xác nhận là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới trong bộ phim tài liệu “The World’s Biggest Cave” được phát hành cùng năm.
Nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, thuộc xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Sơn Đoòng là một hang động mới được nhóm thám hiểm hang động Anh-Việt khám phá. Để đến được đây, du khách phải tham gia tour thám hiểm của công ty Oxalis Adventure – đây là đơn vị duy nhất được cấp phép đưa khách du lịch thám hiểm Hang Sơn Đoòng.
Trước năm 2011, các hoạt động du lịch hang động tại Phong Nha – Kẻ Bàng chủ yếu tập trung vào các hang động khai thác du lịch đại trà như Động Phong Nha, Động Tiên Sơn, Động Thiên Đường, bên cạnh khu du lịch suối nước Moọc, Hang Tối. Các hoạt động du lịch này đón khoảng 500 ngàn khách tham quan mỗi năm, tuy nhiên du khách hầu hết sau khi đi tham quan hang động thì trở về lưu trú ở các thành phố lớn như Huế, Đà Nẵng và một số ở Đồng Hới. Người dân địa phương vẫn chưa có nhiều cơ hội được tham gia vào các hoạt động du lịch do đó cuộc sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn và nhiều người vẫn vào rừng khai thác gỗ và săn bắn trái phép.
Năm 2013, tour thám hiểm hang Sơn Đoòng được UBND tỉnh Quảng Bình cho phép Oxalis Adventure đưa vào khai thác theo hình thức du lịch mạo hiểm với thời gian là 6 ngày và 5 đêm. Những tour thử nghiệm được thực hiện vào tháng 8 năm 2013, đến 2014 thì tour Thám hiểm Sơn Đoòng được chính thức được khởi chạy.
Với giá trị cốt lõi là an toàn cho du khách và thành viên đoàn, bảo tồn cảnh quan hang động và có sự tham gia cộng đồng, Oxalis đã và đang cố gắng cùng với Sơn Đoòng mang lại những thay đổi tích cực cho Phong Nha – Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tour du lịch hang Sơn Đoòng ở Quảng Bình ngay lập tức tạo tiếng vang khắp thế giới và được hàng trăm tờ báo lớn trên thế giới giới thiệu và đưa tin, các hãng truyền hình, các đoàn làm phim Hollywood đến quay phim.
Sơn Đoòng đã góp phần vào việc thúc đẩy phát triển du lịch hang động Quảng Bình, đưa Quảng Bình vào ban đồ du lịch thế giới và được nhiều người biết đến và giúp người dân địa phương có công ăn việc làm ổn định, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà. Từ hiệu ứng khai thác du lịch Hang Sơn Đoòng, nhiều dịch vụ du lịch được mở ra, hàng trăm gia đình xây dựng homestay để đón khách du lịch. Tour thám hiểm Sơn Đoòng đã tạo việc làm trực tiếp cho 125 người dân địa phương tại Phong Nha và hàng trăm việc làm gián tiếp cho người dân địa phương thông qua việc cung cấp dịch vụ cộng thêm, cung ứng thực phẩm và nhiều dịch vụ khác. Hoạt động du lịch tại Sơn Đoòng góp phần phát triển kinh tế địa phương Quảng Bình.
Nhà làm phim từng đạt giải Emmy, Sid Perou đã đến Sơn Đoòng và Phong Nha và ông đã làm một bộ phim tài liệu dài 40 phút với tiêu đề: “Sơn Đoòng, hang động đã vực dậy một ngôi làng“. Bộ phim đã gây tiếng vang lớn và thu hút rất nhiều du khách trên thế giới đến với Phong Nha, Quảng Bình. Phong Nha – Kẻ Bàng ngày nay là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế, cuộc sống của người dân địa phương dần được cải thiện, no ấm hơn.
Hang Sơn Đoòng nằm trong khối núi đá vôi cổ và lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được hình thành cách đây hơn 400 triệu năm. Các khối núi đá vôi được hình thành từ từ 2 nguồn: hóa học và sinh học. Đá vôi hóa học hình thành do quá trình kết tủa của CaCO3 từ dung dịch Ca(HCO3)2 có trong nước biển. Đá vôi sinh học, còn gọi là đá vôi sinh vật, được hình thành chủ yếu từ khung xương và vỏ của các sinh vật có thành phần CaCO3. Các loại vỏ sò, ốc, trùng lỗ… và hầu hết các loại khung xương san hô có thể là nguyên liệu ban đầu tạo nên đá vôi sinh vật. Sau những quá trình vận động của vỏ trái đất thì những lớp trầm tích nhô lên tạo thành núi đá vôi như ngày nay.
Hang động lớn nhất thế giới được các nhà khoa học cho rằng được hình thành cách đây khoảng 2-3 triệu năm. Sơn Đoòng hình thành trên một đoạn đứt gãy của dãy Trường Sơn và bị dòng nước sông Rào Thương ăn mòn qua hàng triệu năm, trong nước có chứa axit carbonic thấm hoặc chảy qua gây ra hòa tan calci trong đá vôi, đã tạo thành đường hầm khổng lồ bên dưới lớp núi đá vôi. Những vết nứt trên trần hang bị ăn mòn và sụt lún, tạo thành những hố sụt lớn thông ra bên ngoài.
Bên trong Hang có dòng sông ngầm chảy qua và hàng năm vào mùa mưa , lượng nước lớn cùng dòng chảy mạnh tiếp tục bào mòn và làm cho lòng Hang Sơn Đoòng ngày càng rộng lớn. Độ dài hang Sơn Đoòng gần 9 km, tại một số vị trí chiều cao trần hang lên đến 200m, rộng 160m, đủ lớn để có thể chứa một khu phố ở New York với những tòa nhà 40 tầng. Với thể tích đo đạc được ước tính 38,5 triệu mét khối, Sơn Đoòng vượt qua hang Deer ở Malaysia trở thành hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Có những vị trí sự bào mòn quá lớn làm trần hang quá mỏng khiến trần hang sụp đổ tạo ra những hố sụt trong Hang Sơn Đoòng đẹp kỳ vĩ như ngày nay. Quá trình vận động và hành thành hang động ở Sơn Đoòng vẫn đang tiếp diễn. Mời các bạn tìm hiểu kỹ hơn thông tin về địa chất, địa mạo của Sơn Đoòng ở link này.
Sơn Đoòng hiện là hang động lớn nhất thế giới với chiều dài 9km. Bên trong hang Sơn Đoòng có vòm hang có chỗ cao trên 200m, rộng hơn 150m. Có những vị trí vòm hang bị sập xuống tạo ra những hố sụt (giếng trời) tạo điều kiện để ánh sáng chiếu vào bên trong hang và sơ hội cho cây cối và nhiều thảm thực vật phát triển. Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 200 loài thực vật sống trong hang động lớn nhất thế giới, bao gồm: thảo bì sinh, rêu tảo, một số thân leo bám vào các vách đá, các loài cây bụi, cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn cao hơn 30m… Bên trong hang có dòng suối lớn chảy ngầm, có những khu vực có những hồ nước sâu và là nơi sinh sống của nhiều loài cá, chúng được phát triển theo cách đặc biệt nhằm thích nghi với môi trường tối vĩnh cửu bên trong hang.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu sinh vật đã tìm ra được hơn 7 loài mới trong hang Sơn Đoòng, trong đó có một số loài cá, mọt ẩm, cuốn chiếu, nhện, bọ cạp… với đặc điểm chung là không có mắt và cơ thể trong suốt.
Hang động Sơn Đoòng có thể tích rất lớn có có thể chứa những tòa nhà chọc trời, có những đoạn hang đủ rộng để một chiếc máy bay Boeing có thể bay lọt bên trong lòng hang. Bên trong hang có suối, có thác nước và có cả cánh rừng nguyên sinh. Với độ lớn khổng lồ như vậy nên Hang động lớn nhất thế giới có hẳn hệ thống thời tiết riêng, nhiệt độ bên trong lòng hang ở vào khoảng 22 đến 25 độ C Vào mùa hè và từ 18 đến 22 độ C vào mùa đông, nhiệt độ vào mùa hè bên trong hang thường thấp hơn với ngoài trời từ 8 đến 12 độ C. Do tác động của thác nước bên trong trong hang cùng với áp không khí chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài hang thì đã tạo ra những tầng mây (sương mù) bên trong hang.
Với những yếu tố cấu tạo rất độc đáo đó mà thiên nhiên đã tạo ra hệ sinh thái rất kỳ thú bên trong hang Sơn Đoòng mà không có nơi nào có được. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hệ sinh thái bên trong hang Sơn Đoòng tại đây.
Mặc dù hành trình chinh phục Bức tường Việt Nam năm 2010 đã giúp các nhà thám hiểm tìm được lối ra và hoàn tất đo vẽ bản đồ Hang Sơn Đoòng. Tuy nhiên, hang vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá hết. Trong những đợt thám hiểm từ năm 2010 đến 2022, các nhà thám hiểm hang động của ông Howard Limbert đã phát hiện và khảo sát, đo vẽ rất nhiều hang động xung quanh khu vực có Hang Sơn Đoòng. Đặc biệt khi tiến hành đo vẽ Hang Va năm 2012 (được Hồ Khanh phát hiện năm 1994) và ráp cùng chung bản đồ của hệ thống hang động hiện tại thì các nhà thám hiểm phát hiện ra Hang Va nằm ngay bên dưới của cửa ra Sơn Đoòng và cách Bức tường Việt Nam khoảng 50m.
Hay trong quá trình khảo sát thì các nhà thám hiểm phát hiện dòng sông ngầm chảy bên trong hang động lớn nhất thế giới đột nhiên biến mất tại một hồ nước ngay số sụt 1 (Doline 1), cách cửa vào của hang khoảng 4,5km. Các chuyên gia hang động nghi ngờ dòng sông ngầm này sẽ nối đến Hang Thoong (Hang Thung) cách đó 600m.
Trong năm 2019, Howard Limbert cùng chuyên gia Martine Holroyd, Chris Jewell, Rick Stanton, Jason Mallinson, những người đã từng tham gia đội giải cứu đội bóng bị mắc kẹt bên trong hang Tham Luong ở Chiang Rai, Thái Lan tham gia. Các chuyên gia đã lặn với độ sâu 70m và họ phát hiện ra một lối sông ngầm ở độ sâu 60m, do các thiết bị lặn thời điểm đó không phù hợp để lặn sâu hơn và xa hơn, các chuyên gia quyết định dùng cuộc khảo sát đồng thời công bố việc phát hiện ra dòng sông ngầm ở độ sâu 60m. Nếu cuộc khảo sát thành công và kết nối Sơn Đoòng với Hang Thung thì thể tích Sơn Đoòng có thể tăng thêm 1,6 triệu m3.
Hang động lớn nhất hành tinh hiện vẫn chứa đựng nhiều điều bí ẩn đang chờ các nhà thám hiểm khám phá. Dự kiến vào tháng 3 năm 2023, nhóm thám hiểm lặn hang động do ông Howard Limbert dẫn đầu bao gồm chuyên gia lặn hang động John Volanthen và Martin Holroyd sẽ tiếp tục lặn khảo sát từ Hang Thung để tìm kiếm lối kết nối vào Hang Sơn Đoòng. Mời bạn tìm hiểu thêm hành trình khảo sát hang ngầm bên trong Sơn Đoòng năm 2019 tại đây.
Hay trong quá trình khảo sát thì các nhà thám hiểm phát hiện dòng sông ngầm chảy bên trong hang động lớn nhất thế giới đột nhiên biến mất tại một hồ nước ngay số sụt 1 (Doline 1), cách cửa vào của hang khoảng 4,5km. Các chuyên gia hang động nghi ngờ dòng sông ngầm này sẽ nối đến Hang Thoong (Hang Thung) cách đó 600m.
Trong năm 2019, Howard Limbert cùng chuyên gia Martine Holroyd, Chris Jewell, Rick Stanton, Jason Mallinson, những người đã từng tham gia đội giải cứu đội bóng bị mắc kẹt bên trong hang Tham Luong ở Chiang Rai, Thái Lan tham gia. Các chuyên gia đã lặn với độ sâu 70m và họ phát hiện ra một lối sông ngầm ở độ sâu 60m, do các thiết bị lặn thời điểm đó không phù hợp để lặn sâu hơn và xa hơn, các chuyên gia quyết định dùng cuộc khảo sát đồng thời công bố việc phát hiện ra dòng sông ngầm ở độ sâu 60m. Nếu cuộc khảo sát thành công và kết nối Sơn Đoòng với Hang Thung thì thể tích Sơn Đoòng có thể tăng thêm 1,6 triệu m3.
Hang động lớn nhất hành tinh hiện vẫn chứa đựng nhiều điều bí ẩn đang chờ các nhà thám hiểm khám phá. Dự kiến vào tháng 3 năm 2023, nhóm thám hiểm lặn hang động do ông Howard Limbert dẫn đầu bao gồm chuyên gia lặn hang động John Volanthen và Martin Holroyd sẽ tiếp tục lặn khảo sát từ Hang Thung để tìm kiếm lối kết nối vào Hang Sơn Đoòng. Mời bạn tìm hiểu thêm hành trình khảo sát hang ngầm bên trong Sơn Đoòng năm 2019 tại đây.
Hang Sơn Đoòng nằm giữa vùng lõi của VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, là VQG được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003 và 2015.
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được thành lập năm 2001, kế thừa từ khu rừng đặc dụng Xuân Sơn (1986) và khu bảo tồn thiên nhiên nhiên Phong Nha (1993). VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có diện tích là 123.326 ha, gồm 03 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (100.296 ha); phân khu phục hồi sinh thái (19.619 ha); phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha).
Năm 2003, lần đầu tiên VQG Phong Nha – Kẻ Bàng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với các giá trị địa chất, địa mạo và địa lý nổi bật toàn cầu. Năm 2009, được chính phủ Việt Nam công nhận là di tích đặc biệt cấp quốc gia. Năm 2015, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng lần thứ 2 được UNESCO công nhận là di sản thế giới với tiêu chí mới là đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu.
Phong Nha – Kẻ Bàng có quần thể núi đá vôi lớn nhất Đông Nam Á, có hệ thống hang động dày đặc và có hơn 400 hang động lớn nhỏ đã được phát hiện và khảo sát. Bên trong những cánh rừng nguyên sinh là nơi sinh sống của tộc người Arem, họ từng sống trong những hang đá nhiều năm về trước. Phong Nha – Kẻ Bàng có những giá trị và tài nguyên rất Phong phú.
Tên Phong Nha – Kẻ Bàng là được ghép từ tên của ngôi làng Phong Nha nằm ngay cửa rừng và Kẻ Bàng là tên của một ngôi làng cổ nằm trong rừng sâu trong các dãy núi đá vôi phía tây của tỉnh Quảng Bình. Việc ghép 2 tên này lại với nhau để thể hiện sự rộng lớn vào bao phủ của vườn quốc gia này. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tại đây.
Trong những năm chiến tranh thì rất nhiều hang động được bộ đội Việt Nam sử dụng làm kho chứa vũ khí và lương thực, có nhiều hang động được dùng làm nơi sinh sống và ẩn nấp khi có máy bay đội bom. Tuy nhiên hệ thống hang động ở khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng chỉ được nhiều người biết đến khi đoàn thám hiểm hang động đến từ Anh Quốc do ông Howard Limbert dẫn đầu, phối hợp với khoa địa lý, trường đại học khoa học tự nhiên, thuộc đại học quốc gia Hà Nội thực hiện hàng chục cuộc khảo sát từ năm 1990 đến nay.
Tính đến năm 2022, sau 32 năm khảo sát thì đoàn thám hiểm đã phát hiện, khảo sát và đo vẽ hơn 404 hang động với tổng chiều dài tất cả các hang là 220km. Mặc dù đã phát hiện và khảo sát rất nhiều hang động trong 32 năm qua, tuy nhiên các chuyên gia hang động cho biết chỉ mới khảo sát được khoảng 30% diện tích các khối núi đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng. Công việc khảo sát vẫn được thực hiện hàng năm để tìm thêm những hang động mới.
Các hang động đá vôi hình thành dọc theo 3 dòng suối chính chảy bên trong các khối núi đá vôi, bao gồm: Hệ thống hang động Phong Nha – Có hang Én, Hang Lạnh, Hang Khe Ry, Hang Sơn Đoòng, Hang Thung, Hang Va, Hang Nước Nứt và cuối cùng là Động Phong Nha. Hệ thống Hang Vòm – Hang Rục Cà Roòng, Hang 35, Hang Pygmy, Hang About, Hang Hổ, Hang Đại Cáo, Hang Ba, Hang Tròn, Hang Sáng, Hang Vịnh Dài, Hang Vòm và Động Thiên Đường. Hệ thống Nước Moọc – Hang Khe Rung, Vực kỳ, Ha Hai – hệ thống Nước Moọc có nguồn nước chảy về rất lớn tuy nhiên hiện nay các nhà thám hiểm vẫn chưa thể tìm ra các hang động kết nối giữa suối Nước Moọc với các thung lũng nằm sâu trong các dãy núi đá vôi như Hung Xuồng, Hung Trí. Ban có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về hệ thống hang động Phong Nha tại đây.
The Oxalis Experience
[…] măng đá lớn nằm giữa khu vực đó là Hope and Vision và Hố Sụt 1, cách cửa Hang Sơn Đoòng khoảng 2km và cách Hố Sụt 1 của hang Sơn Đoòng khoảng 1km. Sở dĩ măng đá Hand […]
[…] lang hoá thạch là một khu vực trong Sơn Đoòng có các vách hang chứa đầy các hóa thạch san hô, ốc, sò, xương cá có tuổi […]
[…] thể xuất hiện, tạo nên một trong những khung cảnh mang tính biểu tượng của Hang Sơn Đoòng. Tia nắng cùng với làn sương mù được tạo nên cảnh tượng huyền ảo độc […]
[…] khu rừng nguyên sinh nhỏ; một hệ sinh thái đặc hữu đã có thể tồn tại trong Hang Sơn Đoòng nhờ ánh sáng mặt […]
[…] có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Có rất nhiều khu vực bên trong Hang Sơn Đoòng có sự hình thành của ngọc hang động, kích thước của chúng rất đa dạng, từ […]
[…] hành trình khám phá Hang Sơn Đoòng, trên đường đến Bức Tường Việt Nam du khách sẽ có cơ hội được đi qua […]
[…] 4 năm 2009, sau gần 5 ngày khảo sát và đo vẽ Hang Sơn Đoòng thì đoàn thám hiểm bắt gặp một khối đá lớn chặn hết tất cả lối đi, do […]
[…] Hang đi xuyên qua cả một dãy núi, với 3 cửa hang có độ cao lên đến 110m, trần hang có nơi cao đến 145m và hành lang hang có đoạn rộng nhất tới 200m. Trong lòng hang là con suối trong xanh chảy quanh co dẫn đến Hang Sơn Đoòng. […]
[…] Va tọa lạc sâu trong Vườn quốc gia, cách cửa sau hang động lớn nhất thế giới – Hang Sơn Đoòng hơn 50 m, các nhà khoa học tin rằng các hang này đều liên kết với nhau, từng có […]
[…] Hang Sơn Đoòng sở hữu một hệ thống sông ngầm lớn, được hình thành bởi sự giao thoa của 2 con sông (rào Thương và dòng sông từ Hang Khe Ry với dòng nước bắt nguồn từ biên giới Lào) được phát hiện vào năm 2009. Dòng sông ngầm ở Sơn Đoòng đã biến môi trường và hệ sinh thái bên trong hang trở nên độc đáo và kỳ lạ hơn. Dòng suối chảy qua nhiều thác ghềnh bên trong tạo ra nhiều lớp sương mù bên trong hang hay từng tầng mây hơi nước lơ lửng trong vòm hang rộng lớn. […]
[…] Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới với chiều dài gần 9km, vòm hang có chỗ cao trên 200m, rộng hơn 150m. Có những vị trí vòm hang bị sập xuống khoảng nửa triệu năm về trước, tạo ra những hố sụt (giếng trời) để ánh sáng chiếu vào bên trong hang. Đây cũng là cơ hội để cây cối và rêu, tảo,… phát triển. Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 200 loài thực vật sống trong hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng, bao gồm thực vật biểu sinh, rêu, dây leo, các loài cây bụi, cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn cao hơn 40m,… […]
Hang Va, một trong những hang động nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, đồng thời cũng là nơi cư ngụ của những kiến tạo thạch nhũ đẹp mắt và hiếm thấy trên thế giới. Cách đường Hồ Chí Minh nhánh Tây trên km số…
Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới với chiều dài gần 9km, vòm hang có chỗ cao trên 200m, rộng hơn 150m. Có những vị trí vòm hang bị sập xuống khoảng nửa triệu năm về trước, tạo ra những hố sụt (giếng trời) để ánh sáng chiếu vào bên trong hang. Đây…
Hang Én một trong những hang động tự nhiên lớn nhất thế giới nằm sâu trong vùng lõi Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Tỉnh Quảng Bình. Sở hữu đường đứt gãy địa chất lớn, Hang Én có kích thước hùng vỹ với hơn 1.6km trải dài xuyên qua khối đá vôi khổng…
Tổng quan về Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng Về vị trí địa lý, Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng Di sản thiên nhiên thế giới có tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã Tân Trạch, Thượng…
Tháng 4 năm 2009, sau gần 5 ngày khảo sát và đo vẽ Hang Sơn Đoòng thì đoàn thám hiểm bắt gặp một khối đá lớn chặn hết tất cả lối đi, do không mang theo thiết bị phù hợp nên các chuyên gia thám hiểm không thể vượt qua khối đá này. Tất cả…
Trong hành trình khám phá Hang Sơn Đoòng, trên đường đến Bức Tường Việt Nam du khách sẽ có cơ hội được đi qua hành lang Passchendaele độc đáo và đặc biệt. Băng qua hành lang đặc biệt này sẽ đem đến một trải nghiệm thực sự khó quên mà quý khách chỉ có thể…
Leave a Reply